1. Hòa thượng Thích Quảng Đức
Một sáng mùa hè năm 1963, tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy đang nói chuyện với bộ trưởng bộ tư pháp, trên tay cầm tờ báo. Chợt ông thốt lên:
"Ôi lạy chúa!!"
Ông vừa thấy bức ảnh một hòa thượng ngồi xếp bằng tự thiêu giữa đống lửa đang cháy rừng rực.
Tổng thống Mỹ gọi Henry Cabot Lodge, người sắp đến Sài Gòn làm đại sứ và nói:
"Những điều như thế này cần phải chấm dứt."
Đó cũng là thời điểm sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm kết thúc. Chính quyền độc tài họ Ngô sẽ bị lật đổ vào tháng 11 cùng năm. Ông Ngô Đình Diệm cùng em trai bị hạ sát.
"Không một bức ảnh báo chí nào trong lịch sử lại gây nên xúc cảm mạnh mẽ trên khắp thế giới như tấm ảnh này."
-J.F. Kennedy-
Nhà sư trong bức ảnh đó là Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã chọn cái chết để bảo vệ Phật giáo trước sự đàn áp của chính quyền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.
Tác giả của bức ảnh là Malcolm Browne, khi đó là phóng viên 32 tuổi của hãng tin AP, là phóng viên phương Tây duy nhất ghi lại quá trình tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức. Bức ảnh được trao giải Pulitzer năm 1964. Nhiều năm sau, Browne kể lại câu chuyện ông đã chớp lấy khoảnh khắc đó như thế nào:
"Một nhà sư gọi điện cho tôi vào đêm trước khi "điều gì đó" được lên kế hoạch. Ông gợi ý tôi đến ngôi chùa vào lúc 7 giờ sáng ngày 11 tháng 6 bởi vì có một việc cực kỳ đặc biệt sẽ xảy ra. Ông cũng gửi thông điệp tương tự tới khoảng 6 phóng viên người Mỹ khác nhưng họ phớt lờ. Tôi thì không. Tất cả là vậy."
Sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963, hòa thượng Thích Quảng Đức xuất hiện trong một đám diễu hành bắt đầu từ một ngôi chùa gần đó. Khoảng 350 hòa thượng và ni cô dẫn đầu bởi một chiếc xe Austin Westminter chia làm hai nhánh giương cao khẩu hiệu bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Họ lên án chính quyền Ngô Đình Diệm vì chính sách kỳ thị Phật giáo và đòi bình đẳng tôn giáo. Ý định tự thiêu đã xuất hiện ở một nhà sư nhưng cuối cùng hòa thượng Thích Quảng Đức mới là người thực hiện.
Ra khỏi chiếc xe ở ngã tư đông đúc giao hai phố chính ở Sài Gòn là đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt. Một trong hòa thượng trẻ tuổi đặt chiếc gối nhỏ trên đường và một người khác mở cabin xe lấy ra một can xăng dung tích 5 gallon trong khi vị hòa thượng 66 tuổi ngồi xuống trong tư thế thiền. Một vòng tròn các hòa thượng cùng các ni cô đứng xung quanh bắt đầu tụng kinh. Hai hòa thượng trẻ tưới xăng lên người Thích Quảng Đức. Vị hòa thượng lần tràng hạt và bắt đầu niệm: "Nam Mô A Di Đà Phật", sau đó châm diêm, ngồi lặng phắc khi lửa bùng lên quanh cơ thể.
"Tôi lại thấy cảnh đó thêm lần nữa, nhưng một lần là đủ lắm rồi. Ngọn lửa phun ra từ một con người, thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu của ông đen dần và hóa than. Trong không khí thoảng mùi cháy khét của thịt người, loài người có thể cháy nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Từ phía sau tôi có thể nghe tiếng thổn thức của những người Việt Nam giờ đang tụ tập. Tôi đã quá sốc để khóc, quá bối rối để ghi chép hay đặt câu hỏi, quá ngỡ ngàng để cả suy nghĩ... Khi cháy, ông ấy không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào, sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với cảnh những người đang rền rĩ khóc than xung quanh."
-David Halberstam - New York Times-
Cảnh sát đã cố ngăn vụ tự thiêu nhưng không thể xuyên qua được đám đông Phật tử đang vây quanh Hòa thượng Thích Quảng Đức. Một cảnh sát phi mình vào và phủ phục trước hòa thượng nhằm tỏ lòng kính trọng. Những người chứng kiến phần lớn sửng sốt trong yên lặng, số khác thì khóc và bắt đầu cầu nguyện. Nhiều nhà sư và ni cô cũng như người qua đường đã quỳ lạy trước vị hòa thượng đang cháy bừng. Một nhà sư tuyên bố nhiều lần qua một micro bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt:
"Một nhà sư đã tự thiêu. Một nhà sư đã trở thành con người tử vì đạo."
Chừng 10 phút sau thì lửa tàn, Hòa thượng Thích Quảng Đức đổ gục xuống đường. Một nhóm sư sãi đã bọc thi hài ông bằng chiếc áo cà sa màu vàng và đặt vào một chiếc quan tài bằng gỗ nhưng không thể gập được tứ chi cho vừa khít. Một cánh tay của Hòa thượng thò ra ngoài trong lúc áo quan được chở đến chùa Xá Lợi gần đó.
Lúc 13 giờ 30 phút, khoảng 1000 nhà sư tập trung trong chùa Xá Lợi để họp trong khi bên ngoài, đám đông sinh viên ủng hộ Phật giáo tập trung giương biểu ngữ:
"Một hòa thượng đã tự thiêu vì 5 yêu cầu của chúng tôi."
Họ dàn thành hàng rào xung quanh ngôi chùa. Cuộc họp nhanh chóng kết thúc và các nhà sư quay trở lại ngã tư nơi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Khoảng 18 giờ 30 phút, 30 ni cô và 6 nhà sư đã bị bắt vì tội tổ chức cầu nguyện trên phố bên ngoài chùa Xá Lợi. Cảnh sát lúc đó đã bao vây ngôi chùa và chặn đứng sự tiếp xúc với bên ngoài. Những người chứng kiến cảm thấy rằng một cuộc đàn áp vũ trang sắp xảy ra. Chiều ngày hôm đó, hàng nghìn người dân Sài Gòn khẳng định rằng họ đã thấy ảo cảnh trên trời như khuôn mặt Đức Phật. Họ cho rằng Phật tổ đang nhỏ lệ.
Lúc 19 giờ cùng ngày, Tổng thống Ngô Đình Diệm đọc một bài diễn văn trên sóng phát thanh rằng ông "hết sức lo ngại" về vụ việc và khẩn khoản kêu gọi "đồng bào bình tâm". Ông cũng thông báo rằng tiến trình đàm phán đang tiến triển tốt. Ông Diệm cho biết chính tình hình tôn giáo căng thẳng như thế này đã làm nổi bật vai trò của "thuyết nhân cách" trong Thiên Chúa giáo đối với các luật lệ của ông. Ngô Đình Diệm còn cho rằng những người có tư tưởng cực đoan đã bóp méo sự thật và khẳng định rằng các Phật tử có thể:
"tin tưởng vào Hiến pháp, hay nói cách khác là tin tưởng ở tôi."
Quân lực Việt Nam Cộng hòa hưởng ứng lời kêu gọi của tổng thống, bày tỏ sự đoàn kết với nhau đằng sau Ngô Đình Diệm để cô lập các sĩ quan chống đối. 30 quan chức cấp cao đứng đầu bởi tướng Lê Văn Tỵ đã khẳng định quyết tâm thực thi mọi nhiệm vụ giao phó cho quân đội để bảo vệ hiến pháp và nền cộng hòa. Bản tuyên bố thực ra là vỏ bọc che đậy cho kế hoạch lật đổ Ngô Đình Diệm. Một số người tham gia ký kết về sau có dính líu trực tiếp tới cuộc đảo chính và ám sát Diệm tháng 11 năm đó như Tôn Thất Đính, Nguyễn Hữu Có hay Lâm Văn Phát. Các tướng Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn, cố vấn quân sự của tổng thống và là người sẽ lãnh đạo cuộc lật đổ, lúc đó đang ở nước ngoài và không phải tham gia màn kịch ký kết.
"Đệ nhất Phu nhân" Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu phát biểu: "Tôi sẽ vỗ tay khi thấy một vụ nướng sư khác" (I would clap hands at seeing another monk barbecue show) và "nếu ai thiếu xăng dầu tôi sẽ cho". Trả lời phỏng vấn của ký giả tờ New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt lờ, không cần biết tới". Những phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà như rót thêm nước sôi vào tình hình căng thẳng lúc đó.
Cuối tháng 6, chính phủ Ngô Đình Diệm cáo buộc rằng Hòa thượng Thích Quảng Đức "đã bị chích thuốc" trước khi bị ép tự vẫn. Chính quyền cũng buộc tội Browne đã hối lộ nhà sư để ông tự thiêu. Nhưng về sau, Trần Lệ Xuân đã tìm cách từ chối một số các phát biểu thiếu trách nhiệm này.
"Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận.
Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:
Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn. Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường cửu bất diệt. Mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ cho chư Đại đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác. Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.
Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa.
Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.
Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.
Nam Mô
Làm tại chùa Ấn Quang, ngày mùng 8 tháng 4 nhuần năm Quý Mão
Tỳ kheo Thích Quảng Đức
Kính bạch"
Làm tại chùa Ấn Quang, ngày mùng 8 tháng 4 nhuần năm Quý Mão
Tỳ kheo Thích Quảng Đức
Kính bạch"
2. Norman Morrison-ngọn đuốc phản chiến
Cách đây hơn 50 năm, giữa những năm tháng cả nước Mỹ đang dấy lên phong trào phản đối cuộc chiến tranh do Chính phủ Mỹ đang mở rộng tại Việt Nam, buổi sáng ngày 2 tháng 11 năm 1965 đã trở thành một thời khắc không thể nào quên với những người yêu công lý trên toàn thế giới khi Norman Morrison - một công dân Mỹ, bế con gái út mới 18 tháng tuổi tên là Emily đến đặt trước cửa Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ), hôn vĩnh biệt đứa con gái yêu rồi đổ can xăng mang theo lên người mình và châm lửa tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của nhà cầm quyền Mỹ tại Việt Nam
Là một thanh niên đẹp trai với mái tóc màu nâu hạt dẻ và đôi mắt sâu thẳm, Norman Morrison có một cá tính khá phức tạp. Dù đam mê thị trường chứng khoán, song anh lại là người sống rất thanh bạch và tiết kiệm. Anh có thể nhảy rất giỏi song lại không thể hoà âm đúng nhạc. Và dù là một người sống khép kín, nhưng anh lại có thiên hướng muốn trở thành một cố vấn về tinh thần cho người khác.
Tháng 9 năm 1959, đúng vào lúc cơn bão Gracie tràn về nơi họ cư trú, Morrison đưa vợ và con đầu lòng của hai người là Ben chuyển tới Charlotte, bang Bắc Carolina nơi anh thành lập Hội các bạn hữu Charlotte. Tại trường phổ thông Đông Mecklenburg, anh tham gia giảng dạy về Kinh phúc âm. Vào dịp cuối tuần, anh thường tổ chức cho sinh viên cao đẳng tham gia vào những hoạt động tình nguyện giúp sửa chữa đồ đạc cho người dân sống ở khu vực lân cận.
Năm 1962, khi đứa con thứ hai Christina ra đời, hai vợ chồng chuyển tới Baltimore, bang Maryland. Lúc này Morrison xin làm thư ký điều hành Hội các bạn hữu Stony Run.
Từ khi Mỹ tham gia cuộc chiến tại Việt Nam, Morrison luôn trăn trở. Anh coi chính sách ngoại giao mà chính quyền Mỹ theo đuổi lúc đó hoàn toàn mang tính chất "can thiệp" và "thiển cận". Anh luôn có niềm tin rằng dân tộc Việt Nam phải có quyền tự vạch ra tương lai cho chính mình. Khi cuộc chiến càng trở nên khốc liệt, Morrison cùng những người bạn của anh bắt đầu lên tiếng phản đối.
Ba tháng trước ngày tự thiêu anh đã gửi một bức thư đến báo Mặt trời Baltimore với những dòng đầy bức bối:
"Thanh niên Mỹ chúng ta không có lý do gì phải đáp ứng lời kêu gọi mà người ta bảo là yêu nước... Tổng thống Johnson rêu rao rằng kẻ thù của chúng ta bị cộng sản châu Á xúi giục, nhưng tại sao người Mỹ chúng ta lại phải chết vì lời xúi giục ấy? Khó có thể tưởng tượng cuộc chiến tranh này kéo dài, nhưng dù sao cũng đủ thời gian cho người Mỹ chúng ta hiểu ra rằng cần phải chấm dứt loại chiến tranh này."
Càng ngày, Morrison càng trở nên bị ám ảnh bởi việc quân đội Mỹ giết hại những người dân thường vô tội Việt Nam. Anh không thể chấp nhận con số thương vong về người mà cuộc chiến phi nghĩa ấy đang gây ra, cả đối với người Việt Nam và binh sĩ Mỹ. Anh tin rằng nếu cuộc chiến này tiếp tục, đến một lúc nào đó, nó sẽ giáng một đòn nặng nề lên lương tâm của người Mỹ.
Nửa cuối năm 1965, hầu như ngày nào, hai vợ chồng Morrison cũng nói chuyện về Việt Nam. Anne chia sẻ những suy nghĩ của chồng về cuộc chiến. Cả hai đều xúc động và bàng hoàng trước sự hy sinh của các nhà sư Việt Nam như Thích Quảng Đức hay một tín đồ lớn tuổi phái Quaker ở Detroit là Alice Herz. Họ cũng giống anh, đều phản đối cuộc chiến tại Việt Nam. Ngoài vợ, Morrison còn thảo luận với một người bạn thân về các phong trào phản đối chiến tranh. Anh tin vào lương tri và "ánh sáng của trái tim".
Vào ngày cái ngày định mệnh 2 tháng 11 năm 1965, vì bị cảm lạnh, anh trở về nhà từ chỗ làm để chuẩn bị cho lớp giảng Kinh thánh. Morrison và vợ nói chuyện rất nhiều vào hôm đó. Khoảng trưa, Anne đặt con út của hai người, bé Emily mới gần 1 năm tuổi vào nôi để bé ngủ. Trong khi cô chuẩn bị món súp hành kiểu Pháp và pho mát cho bữa trưa, hai người lại nói chuyện về cuộc chiến Việt Nam. Lúc này, hai con đầu là Ben 6 tuổi và Christina 5 tuổi đều đang ở trường.
Đến giữa buổi chiều, Anne lái xe tới trường đón Ben và Christina. Cô cứ nghĩ Morrison sẽ dành thời gian còn lại của buổi chiều ở nhà.
"Nếu như tôi biết điều gì sẽ xảy ra, tôi có lẽ sẽ ngăn chặn anh ấy bằng mọi giá."
Nhưng Morrison đã viết cho cô một bức thư ngắn gọn, bế Emily khỏi nôi và lái xe 1 tiếng đồng hồ tới thủ đô Washington D.C. Tới nơi, anh gửi lá thư cho Anne tại bưu điện và tới Lầu Năm Góc vào lúc chạng vạng tối.
Lúc này, nhân viên Lầu Năm Góc bắt đầu tan sở. Nhiều người thấy Morrison tiến gần về phía toà nhà, một tay cầm một chiếc bình cỡ 4 lít còn tay kia ôm đứa con nhỏ xíu. Khi chỉ còn cách văn phòng của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara khoảng 30 mét, anh trút dầu lên người và châm lửa....
Trên thực tế, hầu như không ai biết chính xác điều gì đã xảy ra sau đó cùng những chi tiết liên quan tới bé Emily. Lời khai của các nhân chứng tại hiện trường có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau. Người thì nói Morrison ôm chặt Emily cho tới khi mọi người chạy tới giằng bé ra khỏi tay anh. Người khác thì nói trước khi lửa bùng lên, Morrison đã đặt bé vào một chỗ an toàn. Trong cuốn "Người sống và người chết" của Paul Hendrickson, tác giả đã trích lời kể của Thiếu tá Richard Lundquist, người tìm thấy bé Emily trên đất. Ông bế Emily lên và đưa tới khu vườn gần Lầu Năm Góc. Tại đây, ông không nhớ đã trao bé cho một người phụ nữ có mang theo chăn hay cho cảnh vệ Lầu Năm Góc. Một nhân chứng khác là Trung tá Charles S. Johnson kể lại ông đã phải giằng Emily ra khỏi tay Morrison. Nhưng khi nghĩ kỹ lại, ông thừa nhận có thể đã nhớ nhầm. Dù mọi việc sau đó diễn ra như thế nào, một điều hoàn toàn chắc chắn rằng bé Emily đã sống sót.
Khi Anne trở về nhà vào buổi chiều, cô thấy nhà cửa trống không. Cô cứ nghĩ Morrison đã đưa Emily tới thăm các thành viên lớn tuổi của hội các bạn hữu Quaker. Cô bắt đầu nấu bữa chiều thì điện thoại reo.
"Cô có biết điều gì đã xảy ra tại Washington không?", giọng nói của một phóng viên tờ Newsweek vang lên ở đầu dây bên kia. Anne dường như bắt đầu cảm thấy có gì đó khủng khiếp đang xảy ra. Khi cô trả lời: "Không", người phóng viên nói sự việc liên quan tới chồng cô và dè dặt thông báo về cuộc biểu tình đang diễn ra. Rồi anh ta gợi ý Anne nên gọi điện cho trạm y tế quân đội tại Pháo đài Myer.
Anne không thể có can đảm để hỏi tiếp liệu Morrison còn sống hay không. Sau khi nhờ một vài người bạn trông giúp Ben và Christina, cô lái xe cùng 2 người khác tới Washington để đón Emily.
Một ngày sau khi Morrison chết, Anne nhận được lá thư anh gửi qua đường bưu điện. Trên phong bì chính là chữ viết của anh và địa chỉ nơi gửi từ Washington D.C. Anne run rẩy mở lá thư, trong lòng hy vọng cơn ác mộng ngày hôm trước chỉ là hư ảo và sự thật, Morrison vẫn còn sống.
Trong phong bì là lá thư viết lời chào tạm biệt của Morrison:
"Anne yêu quý, đừng chỉ trích anh. Đã nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, anh chỉ cầu nguyện được thấy điều anh phải làm. Sáng nay, thật tình cờ anh đã thấy nó, rõ ràng như điều anh biết vào đêm thứ Sáu, tháng 8 năm 1955 rằng em sẽ trở thành vợ của anh... hãy hiểu rằng anh yêu các con, nhưng phải hành động vì những đứa trẻ trong ngôi làng của vị linh mục."
Kèm theo bức thư là một bài viết của nhà báo Pháp Jean Larteguy được Morrison đánh dấu bằng mực đỏ. Rõ ràng đây chính là bài báo Morrison đã đọc vào buổi sáng ngày 2 tháng 11 năm 1965. Bài viết có tựa đề: "Một linh mục kể về việc quân đội Mỹ đã đánh bom nhà thờ và sát hại đồng bào ông" được đăng tải trên tờ Paris Match ngày 2 tháng 10 năm 1965.
Trong bài, linh mục có tên là Cha Currien, người bị thương mà tác giả Larteguy gặp tại bệnh viện Thánh Paul, Sài Gòn. "Tôi đã chứng kiến các tín đồ sùng đạo bị đốt cháy bởi bom napalm. Tôi đã thấy thi thể của phụ nữ và trẻ em nằm rải rác. Tôi cũng thấy những ngôi làng bị giày xéo..."
Đau đớn trước công lý bị bóp méo, lương tri bị đầu độc, hàng ngàn thanh niên Mỹ đã và sẽ tiếp tục bỏ mạng một cách vô ích trên một nước Việt Nam bé nhỏ, xa xôi, khao khát hoà bình, đang phải đội mưa bom bão đạn của Mỹ để giành lấy tự do độc lập, Morrison đã hy sinh cuộc đời và hạnh phúc của mình để làm cây đuốc sống thức tỉnh lương tri của những người Mỹ.
Vào buổi chiều ngày 2 tháng 11 năm 1965, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara có một cuộc họp với các quan chức Lầu Năm Góc. Đang giữa cuộc họp, phụ tá của ông thông báo về sự náo loạn bên ngoài. Khi McNamara bước tới cửa sổ, ông thấy các nhân viên y tế và một thi thể được cuộn trong vải trắng.
"Đó là cái gì?", ông hỏi người phụ tá.
Về sau, khi nhớ lại sự kiện này, McNamara viết:
"Cái chết của Morrison là một thảm hoạ không chỉ cho gia đình anh mà cho cả tôi và nước Mỹ. Đó là lời phản đối rõ ràng nhất trước hành động huỷ diệt cuộc sống của người dân Việt Nam và rất nhiều binh sĩ trẻ Mỹ."
Ông nói thêm rằng, sau thảm hoạ này, ông đã phải kiềm chế những cảm xúc của mình. Nhìn lại phong trào phản đối chiến tranh, ông cho rằng: "Có thể hơi ngạc nhiên, song tôi rất cảm thông với suy nghĩ của những người phản đối cuộc chiến"...
3 tuần sau cái chết của Norman Morrison, bạn bè của anh tổ chức một lễ tưởng niệm. John Roemer lí giải về hành động tự thiêu của Morrison: "Trong một xã hội mà mọi thứ đều trở nên bình thường khi con người thả bom xuống mục tiêu chính là đồng loại của mình. Đối với Morrison thì như thế là không bình thường và thông điệp của anh ấy là kêu gọi hãy dừng lại".
Mặc dù nhà cầm quyền Mỹ đã cố tìm cách bưng bít thông tin nhưng sức nóng từ sự hy sinh cao cả và đầy bi tráng của Morrison vẫn gây chấn động không chỉ trong nước Mỹ mà còn lan toả đến nhiều nước khác trên thế giới. Những làn sóng phản đối chiến tranh cuồn cuộn dâng lên ở khắp mọi nơi. Một tuần sau cái chết của Morrison, Roge Allen LaPorte, một người Mỹ 22 tuổi đã tiếp bước anh, tự thiêu ngay trước trụ sở Liên Hợp quốc ở quận Manhattan, thành phố New York để phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam và kêu gọi nhân dân Mỹ đứng lên bảo vệ công lý.
Chỉ 5 ngày sau cái chết của Morrison, xúc động vô hạn trước hành động dũng cảm của anh, từ Việt Nam đang kiên cường chống Mỹ, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ "Emily con" để ngợi ca sự hy sinh cao cả của anh và chia sẻ sự đồng cảm với anh về tình yêu của một người cha dành cho đứa con trước khi quyết tử.
"Emily, con đi cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Potomac
- Xem gì cha?
- Không con ơi, chỉ có lầu Ngũ Giác.
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng có hỏi cha nhiều con nhé
Cha bế con đi, tối con về với mẹ...
Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Potomac
- Xem gì cha?
- Không con ơi, chỉ có lầu Ngũ Giác.
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng có hỏi cha nhiều con nhé
Cha bế con đi, tối con về với mẹ...
Washington
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất
Hãy cháy lên, cháy lên sự thật
Johnson
Tội ác bay chồng chất
Cả nhân loại căm hờn
Con quỷ Vàng trên mặt đất
Mày không thể mượn nước sơn
Của Thiên chúa, và màu vàng của Phật
McNamara
Mày trốn đâu? Giữa bãi tha ma
Của toà nhà năm góc
Mỗi góc một châu
Mày vẫn chui đầu
Trong lửa nóng
Như đà điểu rúc đầu trong cát bỏng
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất
Hãy cháy lên, cháy lên sự thật
Johnson
Tội ác bay chồng chất
Cả nhân loại căm hờn
Con quỷ Vàng trên mặt đất
Mày không thể mượn nước sơn
Của Thiên chúa, và màu vàng của Phật
McNamara
Mày trốn đâu? Giữa bãi tha ma
Của toà nhà năm góc
Mỗi góc một châu
Mày vẫn chui đầu
Trong lửa nóng
Như đà điểu rúc đầu trong cát bỏng
Hãy nhìn đây!
Nhìn ta phút này!
Ôi không chỉ là ta với con gái nhỏ trong tay
Ta là Hôm nay
Và con ta, Emily ơi, con là Mãi Mãi
Ta đứng đây,
Với trái tim vĩ đại
Của năm triệu con người
Nước Mỹ.
Để đốt sáng đến chân trời
Một ngọn đèn
Công lý.
Nhìn ta phút này!
Ôi không chỉ là ta với con gái nhỏ trong tay
Ta là Hôm nay
Và con ta, Emily ơi, con là Mãi Mãi
Ta đứng đây,
Với trái tim vĩ đại
Của năm triệu con người
Nước Mỹ.
Để đốt sáng đến chân trời
Một ngọn đèn
Công lý.
Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ
Nhân danh ai?
Bay mang những B-52
Những napalm, hơi độc
Từ tòa Bạch Ốc
Từ đảo Guam
Đến Việt Nam
Để ám sát hoà bình và tự do dân tộc
Để đốt những nhà thương trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá.
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa.
Nhân danh ai?
Bay mang những B-52
Những napalm, hơi độc
Từ tòa Bạch Ốc
Từ đảo Guam
Đến Việt Nam
Để ám sát hoà bình và tự do dân tộc
Để đốt những nhà thương trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá.
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa.
Nhân danh ai
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
Ôi những người con trai khoẻ đẹp
Có thể biến thiên nhiên thành điện, thép
Cho con người hạnh phúc hôm nay
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
Ôi những người con trai khoẻ đẹp
Có thể biến thiên nhiên thành điện, thép
Cho con người hạnh phúc hôm nay
Nhân danh ai?
bay đưa ta đến những rừng dày
Những hố chông những đồng lầy kháng chiến
Những làng phố đã trở nên những pháo đài ẩn hiện
Những ngày đêm đất chuyển trời rung...
Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!
Hãy chết đi, chết đi
Tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ!
Và xin nghe, nước Mỹ ta ơi
Tiếng thương đau, tiếng căm giận đời đời
Của một người con. Của một con người thế kỷ.
bay đưa ta đến những rừng dày
Những hố chông những đồng lầy kháng chiến
Những làng phố đã trở nên những pháo đài ẩn hiện
Những ngày đêm đất chuyển trời rung...
Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!
Hãy chết đi, chết đi
Tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ!
Và xin nghe, nước Mỹ ta ơi
Tiếng thương đau, tiếng căm giận đời đời
Của một người con. Của một con người thế kỷ.
Emily con ơi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không thể bế con về được nữa
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé.
Và con sẽ nói giùm với mẹ
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Washington
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói loà
Sự thật."
Trời sắp tối rồi...
Cha không thể bế con về được nữa
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé.
Và con sẽ nói giùm với mẹ
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Washington
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói loà
Sự thật."
Lịch sử chẳng ngẫu nhiên mà cũng rất tình cờ. Chẳng ai muốn có cuộc chiến khốc liệt ấy. Nhưng nó cứ diễn ra và cũng tình cờ phát lộ những tử tế, nhân bản bất ngờ ở cả hai phía của cuộc chiến. Rồi may mắn lịch sử cũng đã sang trang. Ký ức dường như tạm ngưng nghỉ những hận thù để mở ra những trang thân thiện hòa bình.
3. Nhất Chi Mai
"Chắp tay tôi quỳ xuống
Sao người Mỹ tự thiêu?
Sao thế giới biểu tình?
Sao Việt Nam im tiếng?
Không dám nói Hòa Bình?
Sao thế giới biểu tình?
Sao Việt Nam im tiếng?
Không dám nói Hòa Bình?
Tôi thấy mình hèn yếu!
Tôi nghe lòng đắng cay!
Sống mình không thể nói
Chết mới được ra lời!
Tôi nghe lòng đắng cay!
Sống mình không thể nói
Chết mới được ra lời!
Hòa bình là có tội!
Hòa bình là Cộng sản!
Tôi vì lòng nhân bản,
Mà muốn nói Hòa Bình.
Hòa bình là Cộng sản!
Tôi vì lòng nhân bản,
Mà muốn nói Hòa Bình.
Chắp tay tôi quỳ xuống
Chịu đau đớn thân này
Mong thoát lời thống thiết!
Dừng tay lại người ơi!
Chịu đau đớn thân này
Mong thoát lời thống thiết!
Dừng tay lại người ơi!
Dừng tay lại người ơi!
Hai chục năm hơn rồi,
Nhiều máu xương đã đổ,
Đừng diệt chủng dân tôi!
Đừng diệt chủng dân tôi!
Chắp tay tôi quỳ xuống."
Hai chục năm hơn rồi,
Nhiều máu xương đã đổ,
Đừng diệt chủng dân tôi!
Đừng diệt chủng dân tôi!
Chắp tay tôi quỳ xuống."
Ở tuổi 33, phật tử Nhất Chi Mai đã dũng cảm hi sinh thân mình làm "ngọn đuốc" để thể hiện tinh thần đấu tranh vì hòa bình, độc lập của con người và dân tộc Việt Nam. "Ngọn đuốc" Nhất Chi Mai bùng lên vào đúng ngày lễ Phật Đản thực sự đã cổ vũ và tiếp thêm rất nhiều sức mạnh cho cuộc chiến chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ.
Nhất Chi Mai, tên thật là Phan Thị Mai sinh ngày 20 tháng 2 năm 1934 tại xã Thái Hiệp Thành, tỉnh Tây Ninh. Lớn lên, Phan Thị Mai quy y ở chùa Từ Nghiêm, lấy tự là Nhất Chi, pháp danh là Thích nữ Diệu Huỳnh.
Về phía Nhất Chi Mai, chị cũng đã tích cực tham gia vào các phong trào đấu tranh dưới nhiều hình thức. Đến năm 1967, khi cuộc chiến chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa bước vào giai đoạn cam go và ác liệt nhất cũng chính là lúc mà Nhất Chi Mai quyết định hi sinh thân mình để thể hiện tinh thần đấu tranh, đòi hòa bình, độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Đó là vào lễ Phật Đản 2511 năm 1967, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã lập lễ Đài Hòa Bình tam cấp tại chùa Ấn Quang, cử hành trọng thể một tuần lễ Hòa Bình cho Việt Nam.
Tha thiết mong muốn một nền hòa bình cho dân tộc, Nhất Chi Mai đã phát nguyện đem thân làm đèn, đốt lên làm lễ khai mạc tuần lễ cầu nguyện Hòa Bình của Giáo Hội.
Đó là vào lúc 7 giờ 20 phút sáng ngày 8 tháng 4 âm lịch năm Đinh Mùi, tức ngày 16 tháng 5 năm 1967 dương lịch, người ta thấy Nhất Chi Mai lặng lẽ đặt trước mặt hai ngôi tượng, rồi chắp tay quỳ trước mặt tượng Đức mẹ Maria Đồng trinh và Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
Sau đó, Nhất Chi Mai bình tĩnh tưới xăng lên người mình rồi châm lửa tự thiêu. Lựa chọn cách hi sinh thân mình, ngọn lửa Nhất Chi Mai bùng cháy đã thể hiện một cách rõ nét nhất tình yêu nước, yêu dân tộc, mong muốn đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do của một nữ phật tử - cũng là một người con gái yêu nước nồng nàn.
Trong "Lời tự thuật sau cùng", Nhất Chi Mai đã tự viết về việc mình đã chuẩn bị tự thiêu như thế nào:
"Tôi viết tất cả 10 bức thư để lại. Ngày mai tôi sẽ lo lắng một mình tôi buổi lễ tự thiêu. Tôi cho các nhà báo, nhiếp ảnh hay và một ít bạn thân đến nơi tôi dự định mà không cho họ biết trước chuyện gì sẽ xảy ra.
Tôi mua 10 lít xăng. Địa điểm tôi chọn là chùa Từ Nghiêm. Tôi có ý đến Nhà Thờ Đức Bà hay một nơi công cộng có tính cách lịch sử một chút, mà thôi.
Phía trước mặt tôi tôi đặt hai bức tượng: Đức mẹ Maria với hai bàn tay đưa ra, Đức Quan Thế Âm với đôi mắt dịu hiền. Cả hai nhìn tôi và ban ơn cho tôi tròn ước nguyện. Trước mặt và sau lưng có hai biểu ngữ, tôi viết:
Con chắp tay quỳ xuống
Xin đức Mẹ Maria
Đức Quan Âm, Phổ Hiền
Cho con tròn đại nguyện
Xin đem thân làm đuốc
Xin soi sáng u minh
Xin tình người tỉnh thức
Xin Việt Nam Hòa Bình.
Cầu xin cho tôi can đảm, bình tĩnh mà ngôi yên trong lửa đỏ.
Tôi quỳ xuống chắp tay niệm Phật và thầm gọi Việt Nam."
Xin đức Mẹ Maria
Đức Quan Âm, Phổ Hiền
Cho con tròn đại nguyện
Xin đem thân làm đuốc
Xin soi sáng u minh
Xin tình người tỉnh thức
Xin Việt Nam Hòa Bình.
Cầu xin cho tôi can đảm, bình tĩnh mà ngôi yên trong lửa đỏ.
Tôi quỳ xuống chắp tay niệm Phật và thầm gọi Việt Nam."
Khi mất đi, Nhất Chi Mai mới có 33 tuổi. Di sản chị để lại là 10 bức thư cùng hai bài thơ trong đó một lần nữa bộc lộ một cách mãnh liệt nhất tinh thần bất khuất, kiên cường cùng lòng yêu nước của người con gái Việt Nam.
Trong bức thư gửi cha mẹ, Nhất Chi Mai đã cho thấy việc chị chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và ý thức rõ ràng về hành động tự thiêu của mình. Chị viết rằng:
"Ai cũng một lần chết. Xin ba má làm đại thí chủ cho con chết cho tình thương rộng lớn. Con không điên rồ dại dột dù không chắc mình làm được việc lớn.
Một mạng con không hy vọng gì cứu được hàng triệu người? Bên Mỹ đã 6 người tự thiêu mà không lay chuyển được tấm lòng sắt đá của một số người chủ chiến, những người làm giàu trên xương máu người khác hay muốn cho người khác hy sinh để giữ gìn sản nghiệp, sự yên ổn và sự ích kỷ của mình!
Con đường dài mà gai chông quá, mỗi người nhân bản phải đi một đoạn đường gai chông, tiếp nối bằng cách này hay bằng cách khác, mới mong hết được đường dài... Có thể người ta sẽ bôi nhọ cái chết của con, hay họ sẽ chỉ tản lờ đi để cho cái chết của con trở thành vô ích và âm thầm! Mà có sao.
Ba Má đừng cần việc đó. Đức Phật sáng suốt hơn họ. Đời này có những kết quả mà nhục nhân thế nhân không thấy được... Thi hài con, ba má mua một cái hòm thường thường đem lên Từ Nghiêm để đó tụng kinh rồi đưa ngay lên An dưỡng địa hỏa táng... Con không mù quáng và cuồng tín đâu. Con sáng suốt lắm."
Còn trong bức thư Nhất Chi Mai gửi cho tổng thống Mỹ:
"Kính thưa Quý Ngài,
Là một thiếu nữ tầm thường, tài hèn sức kém, tôi quá xót thương về hiện trạng quê hương tôi. Sáo ngữ "Bảo vệ tự do và hạnh phúc" cho Việt Nam mà quý Ngài dùng làm chiêu bài bấy lâu nay, đã quá lỗi thời và lố bịch.
Bao nhiêu tấn bom đạn, bạc tiền quý Ngài đã đổ trút lên Dân tộc tôi, để tàn phá tinh thần và thân xác quốc gia của họ. Bao nhiêu người Việt Nam có lòng với quốc gia và Dân tộc thì bị quý Ngài đàn áp hãm hại?
Bao nhiêu người Mỹ sáng suốt, nhân đạo và dũng cảm dám chỉ trích sự lầm lạc của quý Ngài, thì bị quý Ngài kết án lưu đày. Vậy mà Hạnh phúc, Tự do! Quý Ngài có biết người Việt Nam chúng tôi, hầu hết trong thâm tâm của họ, họ chán ghét người Mỹ đã mang chiến tranh đau khổ đến cho xứ sở của họ lắm rồi chăng?
Càng leo thang chiến tranh, càng đổ nhiều nhân lực và tài lực tại đây, các Ngài chỉ thất bại chua cay thôi. Sự vụng về của quý Ngài làm cho quý Ngài mất hết chính nghĩa.
Xin đọc lại trang sử Việt Nam.
Xót thương cho Dân tộc tôi, tội nghiệp cho những người lính Mỹ và thân nhân họ. Họ bị xô vào cuộc chiến tranh phi lý và bỉ ổi. Người ta đã dùng mỹ từ để đầu độc họ. Vinh dự gì cho người Mỹ, nếu trên 20 năm mới chiến thắng Việt Nam bé nhỏ chút chiu này?
Nhục nhã gì cho người Mỹ, nếu biết nhận thức mình là đại cường quốc, có lúc đi quá trớn và giờ muốn dừng lại? Để cứu nguy cho hàng triệu sinh mạng người Việt Nam, người Mỹ và danh dự đại cường Hiệp Chúng Quốc, tôi xin mạo muội đề nghị các biện pháp sau:
1. Ngưng oanh tạc Bắc và Nam Việt Nam.
2. Từ từ rút binh, giao cho người Việt Nam định đoạt số phận họ.
3. Nhờ Liên Hiệp Quốc kiểm soát tổng tuyển cử. Người Việt Nam nếu được tự do thật sự, họ đủ khôn ngoan để chọn lựa chế độ nào tự do và hạnh phúc.
4. Giúp đỡ nhân dân Việt Nam, tái thiết xứ sở họ, đã tan nát vì bom đạn của quý Ngài. Người Việt Nam sẽ là người em nhỏ hiền hòa và biết ơn người anh Mỹ sáng suốt hào hiệp.
Lịch sử Việt Nam, lịch sử Hoa Kỳ và lịch sử Thế Giới sẽ ghi nhận hành động Văn minh và nhân bản của quý Ngài.
Cẩn ký
Người tự thiêu để chống chiến tranh
Thích nữ Nhất Chi Mai tự Nhất Chi"
Có thể nói rằng, ngọn lửa Nhất Chi Mai vừa là sự kế tiếp của ngọn lửa phong trào đấu tranh cách mạng của tăng ni, phật tử, học sinh, sinh viên Sài Gòn lúc bấy giờ, vừa mở ra một cuộc đấu tranh mới, mạnh mẽ và kiên cường hơn.
Ngay sau khi Nhất Chi Mai tự thiêu thì hình ảnh ngọn lửa của một nữ phật tử đã hun đúc và làm bùng cháy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ của học sinh, sinh viên Sài Gòn.
Ngọn lửa Nhất Chi Mai đã được tiếp đuốc bằng nhiều ngọn lửa sau đó như ngọn lửa tự thiêu của hòa thượng Thích Như Lai vào tháng 6 năm 1970, ngọn lửa của sư cô Nguyễn Thị Có ở Quảng Trị vào tháng 5 năm 1971.
Tất cả những ngọn lửa ấy đều nhằm hướng tới một mục đích chung đầy cao cả: đó chính là độc lập, tự do cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét