Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Jack the Ripper - kẻ sát nhân đồ tể

Thành phố London mùa thu năm 1888, nỗi khiếp sợ của người dân thủ đô nước Anh chưa bao giờ hãi hùng như thế. Hàng loạt những vụ án mạng ở khu Whitechapel mà những thám tử tài ba nhất của sở cảnh sát Scotland Yard không thể tìm ra hung thủ. Mọi dấu vết để lại tại hiện trường chỉ ra hung thủ là cùng một người, họ gọi hắn là Jack the Ripper - kẻ giết người hàng loạt đầu tiên của kỷ nguyên hiện đại.
Nước Anh-cái nôi của chủ nghĩa Tư Bản vào cuối thế kỷ XIX đang ở giai đoạn suy tàn của Đế quốc Anh sau thời kỳ làm đế quốc siêu cường nhất thế giới. Đó là nơi sự chênh lệch giữa kẻ giàu sang ở Tây London (West End) và những người lao động nghèo khổ sống tập trung ở miền Đông (East End) đã lên đến đỉnh điểm. Tội ác ngày càng trở nên xấu xa hơn, đây là lúc trái tim con người chất đầy sự đau khổ và đắng cay. Whitechapel thuộc khu East End là vùng có vô số con hẻm nhỏ bẩn thỉu và đường cụt tối tăm, ngày đêm chìm đắm trong sương mù. Những vũng máu chảy ra từ các lò mổ lợn len lỏi theo các cánh cửa. Đàn ông làm việc quần quật suốt cả ngày, đàn bà và trẻ con chất đống trong các căn nhà ổ chuột dơ dáy. Ban đêm, người nghèo khổ và dân say rượu với hàng ngàn gái điếm đầy nghẹt các con đường.
Cái tên "Jack the Ripper" có nguồn gốc từ lá thư "Đến từ địa ngục" ("From Hell" leter) được viết bởi chính hung thủ gửi đến hãng Thông tấn Trung ương Vương quốc Anh và Scotland Yard như một lời thách thức đối với công lý. Trong hồ sơ tội phạm cũng như trên báo chí đương thời kẻ giết người cũng đã được gọi là "Murderer Whitechapel-kẻ sát nhân vùng Whitechapel". Nếu như cuối thế kỷ XIX, London có con phố Baker của thám tử Sherlock Holmes đại diện cho ánh hào quang của công lý thì bóng tối bao trùm khu Whitechapel của Jack the Ripper chính là hiện thân cho những lỗ hổng của công lý và sự bất công trong cuộc sống.
Cơn ác mộng mang tên "Jack the Ripper" bắt đầu vào thứ Sáu, ngày 31/8/1888. Anh chàng công nhân John Neil trở về nhà. Bước tới đường hẻm, anh ta nhìn thấy một bóng người. Đến gần mới hay một phụ nữ nằm dài trên mặt đất, chiếc váy phủ phía trên thân hình. Người phụ nữ tên là Mary Ann Nicholls, 42 tuổi, được John tìm thấy ở phố Bucks Row (nay là phố Durwald Street). Mặt mũi nạn nhân bầm tím và cổ họng bị cứa hai vết sâu khiến đầu gần như lìa khỏi cổ. Bụng của Nicholls bị rạch toang. Không có một bằng chứng phạm tội nào được Jack the Ripper để lại ngoại trừ thi thể nạn nhân. Nicholls sau đó đã được công nhận là nạn nhân đầu tiên của "Jack the Ripper".

Bị ma men quyến rũ, Polly bỏ bê ông chồng và 5 đứa con, suốt ngày la cà dọc mấy quán rượu ở Whilechapel. Vào đúng đêm định mệnh đó, Polly nhan sắc lụi tàn, không 1 xu dính túi đã bị tống khỏi nhà trọ vì thiếu 4 xu tiền phòng. Cô ta đang đứng dựa cột đèn ở 1 góc phố của các cô gái ăn sương đợi khách thì từ trong bóng tối Jack đồ tể xuất hiện. Họ trao đổi thì thầm rồi kéo nhau vào 1 con phố tối mịt. Bất ngờ, thay cho 1 vòng tay ôm ấp, cô ta bị một bàn tay bịt miệng. 1 mũi dao lướt qua cuống họng, máu phun ra khắp nơi và Polly ngã vật xuống vệ đường. Gã Jack lạnh lùng tốc váy cô ta lên, rạch bụng rồi biến mất trong bóng đêm. Kiểu giết người man rợ này đã được sát thủ lặp lại trong suốt 10 tuần sau đó. Tạo nên 1 bóng ma hoành hành giữa lòng London mà không có một Sherlocks Holmes ngoài đời thực nào có thể cản lại.

8 ngày sau, thứ Bảy, ngày 8/9/1888, nạn nhân thứ hai đã được phát hiện. Nạn nhân lần này là Annie Chapman, một góa phụ túng quẫn và nát rượu. Xác bà ta được phát hiện lúc 6 giờ sáng trên một lối đi bộ sau phố Hanbury, thi thể vẫn còn ấm nhưng đầu đã bị cắt gần lìa khỏi cổ, tử cung, buồng trứng và một quả thận đã bị xẻo. Bên cạnh 1 vòi nước gần đó người ta tìm thấy một cái tạp dề bằng da, loại của mấy ông thợ giày và mổ lợn. Hẳn là Jack đã mặc vì sợ máu bắn vào người.
"Dear Boss,
I keep on hearing the police have caught me but they wont fix me just yet. I have laughed when they look so clever and talk about being on the right track. That joke about Leather Apron gave me real fits. I am down on whores and I shant quit ripping them till I do get buckled. Grand work the last job was. I gave the lady no time to squeal. How can they catch me now. I love my work and want to start again. You will soon hear of me with my funny little games. I saved some of the proper red stuff in a ginger beer bottle over the last job to write with but it went thick like glue and I cant use it. Red ink is fit enough I hope ha. ha. The next job I do I shall clip the ladys ears off and send to the police officers just for jolly wouldn't you. Keep this letter back till I do a bit more work, then give it out straight. My knife's so nice and sharp I want to get to work right away if I get a chance. Good Luck! Yours truly.
Jack the Ripper
Dont mind me giving the trade name
P/S: Wasn't good enough to post this before I got all the red ink off my hands curse it No luck yet. They say I'm a doctor now. ha ha"

Ngày 28/9, hãng Thông tấn Trung ương Anh nhận được một lá thư ký tên "Jack the Ripper" tự nhận là tác giả của hai vụ nói trên và đe dọa sẽ còn nhiều nạn nhân nữa. Đến nước này thì ngay cả sở cảnh sát như Scotland Yard của London cũng tỏ ra lúng túng. Cái tên "Jack đồ tể" nhanh chóng hằn sâu vào nỗi sợ hãi của người dân sau khi nó xuất hiện trên nhiều tờ báo cùng lúc. Cả khu vực Whitechapel cũng như East End hoảng loạn. Một số kẻ quá khích thậm chí còn tấn công bất cứ ai mang theo túi màu đen sau khi có tin đồn lan truyền rằng "Jack the Ripper" luôn mang dao trong túi để sẵn sàng hành động. Người ta chẳng lạ gì những vụ án man rợ ở Whitechapel nhưng lần này cả London hãi hùng vì tính chất kinh hãi và bệnh hoạn của các vụ án. Thậm chí ở khu vực West End sang trọng, mặc dù Jack chẳng đả động gì, phụ nữ cũng chẳng dám đi bỏ thư vào lúc chập tối nữa. Còn ở khu East End các quán rượu vốn dĩ đã ế ẩm nay càng vắng vẻ hơn khi chẳng ai muốn lên báo vì là nạn nhân tiếp theo của Jack cả. Nữ hoàng Victoria phẫn nộ và nhắn thủ tướng Lond Salisbury rằng cảnh sát hãy liệu hồn mà tìm ra cho ra hung thủ.

Cảnh sát bèn giả dạng gái ăn sương để nhử mồi! Sinh viên 2 trường đại học danh tiếng Oxford và Cambridge làm công tác xã hội cũng lập ra những toán tuần tra quyết tìm ra hung thủ. Một số người đã bị cảng sát tình nghi và đeo bám. bù lại, một số cảnh sát cũng bị dân địa phương đánh đuổi vì hay rình mò, quấy nhiễu! Rốt cuộc, chẳng ai lần được manh mối nào cả. Tuyệt vọng, cảnh sát bèn vạch mi mắt Annie Chapman để chụp ảnh với hy vọng là võng mạc nạn nhân có lưu lại hình ảnh cuối cùng trước lúc chết nhưng rồi chẳng tìm thấy hình gì. Hai chú chó săn nổi tiếng là Burgo và Barnaby cũng được đem ra thử tài nhưng chưa được tích sự gì thì chúng đã mất tích giữa làn sương mù dày đặc của London, báo hại tất cả cảnh sát được lệnh phải để mắt tìm lại chúng.

Chủ nhật, ngày 30/9/1888 là đêm kinh hoàng nhất của cuộc săn đuổi, Jack the Ripper đã cho thấy những lời đe dọa của hắn không phải là đe dọa suông khi 2 cái xác được tìm thấy trong cùng một đêm. Một người bán hàng rong đã phát hiện cái xác vấy máu của Elizabeth Stride lúc 1 giờ sáng khi anh đánh xe vào sân sau Câu lạc bộ công nhân quốc tế nằm trên đường Berner. Máu cô ta vẫn còn tuôn từ vết chém bằng dao của hung thủ.

30 phút sau tên Đồ tể lại ra tay, lần này là cô gái Catherine Eddowes. Cô ta xỉn lúc chiều và bị cảnh sát giải về bót ở Bishopsgate cho tỉnh rượu. Hôm ấy lại nhằm vào tối thứ bảy nên chẳng mấy chốc cả xà lim đã đầy nhóc các bợm rượu. thế là cảnh sát lại thả họ ra gần hết, trong đó có Catherine.  Lang thang trên phố lúc 1 giờ sáng, và trên quãng đường từ đồn cảnh sát đến quảng trường Mitre, cô ta đã đụng Jack. 1 giờ 45 phút sáng, một cảnh sát đi tuần đã phát hiện xác Catherine. Khuôn mặt cô nàng bị rạch nát bét, cổ họng đứt đôi, quả thận trái cùng với hầu hết ruột gan đã bị xẻo mất. Jack đã thực hiện 2 vụ trong đêm 30/9 đều lộ liễu nhưng rồi hắn lại tẩu thoát 1 cách ngon lành, không hề để lại 1 dấu vết nào. Lần theo dấu máu hiện trường, cảnh sát tìm đến một ô cửa gần đó, nơi một dòng chữ được viết bằng phấn:
"Người Do Thái không phải là những người không bị buộc tội."


Không hiểu vì lý do gì mà, Charles Warren, Giám đốc Scotland Yard khi đó đã ra lệnh xóa dòng chữ này. Vì vậy, một trong những manh mối có giá trị nhất đã bị phá hủy.
Sự kinh dị của hai vụ giết người xảy ra gần như đồng thời đã bóp nghẹt tinh thần người dân London. Người ta rỉ tai nhau những tin đồn kiểu như "Jack the Ripper" là một bác sĩ điên rồ, một người Ba Lan mất trí, một người Nga và thậm chí một nữ hộ sinh tâm thần. Sau đó, hãng Thông tấn Trung ương Anh nhận được một lá thư khác từ "Jack the Ripper" nói rằng hắn rất tiếc vì đã không thể gửi cho cảnh sát cái tai của nạn nhân như đã hứa. Chính phủ điên đầu vì nỗi kinh hoàng của London cũng như vì sự thất bại của mình. Nữ hoàng Victoria trong cơn phẫn nộ đã gửi thư thúc giục bộ trưởng bộ nội vụ có biện pháp thích đáng.

Khu Whitechapel lại dày đặt cảnh sát và dân phòng. Trong khi đó, hàng ngàn lá thư đổ xô về Scotland Yard tự mạo danh là Jack để được nổi tiếng.
Jack đồ tể im hơi lặng tiếng gần 6 tuần nhưng quả thật hắn vẫn chưa kết thúc. Thứ Sáu, ngày 9-11, một ngày mù sương và ẩm ướt, lúc 10 giờ 45 phút sáng, người đi thu tiền trọ gõ cửa căn nhà tồi tàn số 13 Miller's Court, nơi cư trú của cô gái 25 tuổi Mary Jeanette Kelly xinh đẹp nhưng chẳng có ai trả lời. Không lạ gì những trò lừa của các con nợ, ông ta đến bên chiếc cửa sổ vỡ, vén màn nhòm vào. Cảnh tượng bên trong quá hãi hùng, ông chỉ còn biết thét gọi cảnh sát. Phần thân thể còn lại của Mary nằm trên giường. Đầu hầu như đã đứt lìa khỏi thân mình, quả tim thì được moi ra cẩn thận đặt trên gối, còn ruột gan đều phơi bày trên khung ảnh.
"Cái tôi nhìn thấy, mãi mãi không bao giờ xóa được khỏi tâm trí. Nó giống như một tác phẩm của quỷ"
Lúc mổ xác các nạn nhân, các bác sĩ của Scoland Yard kinh hoảng phát hiện: mỗi nạn nhân đều bị cắt mất một cơ phận. Thủ phạm đã lấy mất tử cung của Annie Chapman, lá gan của Élizabeth Stride, một trái thận của Catherine Eddowes. Quả tim của Mary Kelly là chiến lợi phẩm cuối cùng của sát thủ. Cảnh sát cho rằng, thủ phạm là kẻ có chuyên ngành về y khoa - những vết cắt rạch trên người nạn nhân đều cho thấy đây là một tay chuyên nghiệp.  

Năm nạn nhân: Mary Ann Nicholls, Annie Chapman, Elizabeth Stride, Catherine Eddowes và Mary Jane Kelly, tất cả đều bị giết từ 31 tháng 8 đến 09 tháng 11 năm 1888, được biết đến như là "năm vụ án kinh hoàng của Jack đồ tể" trước khi hắn đột ngột dừng tay.

Bế tắc trong việc tìm ra thủ phạm cộng với sự hoảng sợ và giận dữ của công chúng trước kẻ sát nhân bệnh hoạn đã buộc giám đốc cảnh sát London khi đó là Charles Warren phải từ chức.  
Theo phán đoán của cảnh sát, chỉ còn 4 nhân vật có tình nghi lớn nhất là "Jack the Ripper", bao gồm:
- Aaron Kosminski (nghi phạm số 1) một người Ba Lan gốc Do Thái sống trong khu ổ chuột của Whitechapel.
- Montague John Druitt, một luật sư kiêm giáo viên đã tự tử vào tháng 12 năm 1888.
- Michael Ostrog, một kẻ chuyên sống bằng nghề trộm cắp và lừa gạt.
- Francis J. Tumblety, 56 tuổi, một bác sĩ người Mỹ bị bắt vào tháng 11 năm 1888 vì tội quấy rối tình dục và đã chuồn khỏi nước Anh sau khi được bảo lãnh tại ngoại.

Tuy nhiên, để khoanh vùng các nghi phạm này cảnh sát chỉ dựa trên phân tích và phán đoán chứ không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào. Vì vậy, kẻ "sát nhân đồ tể" chưa bao giờ bị mang ra xét xử.
Ngày nay, hồ sơ vụ án đã được khép lại nhưng đề tài "Jack the Ripper" vẫn luôn nóng hổi trong các tác phẩm văn học, báo chí, điện ảnh và nhiều loại hình dịch vụ ăn theo ở nước Anh. Sự bí hiểm của vụ sát nhân hàng loạt đã được đẩy lên tới mức toàn bộ sự thật đã được kịch tính hóa và nhào nặn để rồi trong đầu người dân ngày nay chỉ còn đọng lại các tình huống và hình ảnh hư cấu.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tội phạm học của Anh đã công bố phát hiện của mình về nơi ở thực sự của Jack the Ripper. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật, thuật toán máy tính, các chuyên gia đã xác định được vị trí của kẻ sát nhân này khi y đang lộng hành, gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng liên tiếp vào năm 1888 - đó là khu Flower và Dean Street nổi tiếng ở phía East End, thủ đô London.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét